Làm mới thương hiệu và tái xây dựng thương hiệu là hai quy trình hoàn toàn khác biệt nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Ngay trong những nguồn tư liệu nước ngoài đề cập đến kiến thức thương hiệu nói chung, nhiều chuyên gia về xây dựng thương hiệu vẫn thường sử dụng lẫn lộn giữa “rebranding” và “brand refresh”. Hầu hết các tác giả và nhà phân tích đều sử dụng cả hai thuật ngữ này nhằm ám chỉ hành động làm mới thương hiệu, nhưng lại không đi sâu vào mức độ làm mới, quá trình làm mới hay nguyên nhân vì sao phải làm mới thương hiệu.
Với mong muốn được chia sẻ những kiến thức thương hiệu bổ ích, có trách nhiệm và miễn phí đến tất cả mọi người, Aviral Digital Agency đã thực hiện bài chia sẻ lần này với chủ đề tái xây dựng thương hiệu và những nhầm lẫn với khái niệm làm mới thương hiệu.
Tái xây dựng thương hiệu và làm mới thương hiệu khác nhau ra sao?
Về bản chất làm mới thương hiệu là khoác lên mình thương hiệu một chiếc áo mới, chỉnh sửa lại đôi chút về diện mạo và vai trò thương hiệu trước truyền thông. Không giống như thế, tái xây dựng thương hiệu có thể xem như một quá trình “đập đi xây lại” hoàn toàn. Thay vì tinh chỉnh lại thiết kế logo, quy trình tái xây dựng thương hiệu sẽ mang đến một thiết kế logo hoàn toàn mới. Thay vì chỉnh sửa lại cách dùng màu sắc của bộ nhận diện, quy trình tái xây dựng thương hiệu sẽ tạo ra bộ màu hoàn toàn mới.
Có rất nhiều lý do để nhà sáng lập hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp muốn làm mới thương hiệu, muốn thương hiệu của mình được khoác lên mình một diện mạo và tinh thần hoàn toàn mới. Nhưng không phải lúc nào cũng cần tái xây dựng thương hiệu, đặc biệt khi quy trình tái xây dựng thương hiệu vốn không hề đơn giản và tiết kiệm về mặt thời gian hay ngân sách.
Nếu như làm mới thương hiệu chỉ đơn thuần là thay đổi cách phát triển logo, phông chữ hay màu sắc thương hiệu; hoặc để tìm ra một câu tagline mới phù hợp hơn với tinh thần thương hiệu, thay đổi mục tiêu và giải pháp lan toả thông điệp trong các chiến dịch truyền thông, thì tái xây dựng thương hiệu là một quy trình dài hơi đòi hỏi sự nỗ lực, hợp sức của cả đội ngũ thương hiệu nhằm thay đổi gần như toàn bộ nhận thức mà khách hàng mục tiêu từng dành cho.
Cụ thể thì tái xây dựng thương hiệu làm được những gì?
Có thể sớm khẳng định rằng, làm mới thương hiệu là một quá trình tinh gọn và tập trung khi so sánh với tái xây dựng thương hiệu. Trong khi tái xây dựng thương hiệu là một quy trình có phần phổ quát, chi tiết đến từng hạng mục và đi sâu hơn vào giá trị cũng như văn hoá của một thương hiệu. Vì vậy, ngoài những giá trị cơ bản mà quy trình làm mới thương hiệu mang lại, việc tái xây dựng thương hiệu còn giúp mỗi tên tuổi lớn nhỏ trên thị trường thu về những thành quả bền vững.
Xây dựng cảm xúc và sự tin tưởng của khách hàng, đối tác
Vượt qua những thương hiệu thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 “bằng miệng”, làm mới thương hiệu bằng cách ứng dụng những kỹ thuật thiết kế và xây dựng hình ảnh mới nhất, chính là con đường ngắn nhất để xây dựng cảm xúc và sự tin tưởng từ phía khách hàng cũng như đối tác.
Hỗ trợ quá trình mở rộng và phát triển của thương hiệu
Một thương hiệu khi chuyển mình từ thương hiệu địa phương để trở thành thương hiệu quốc gia, rồi trở thành thương hiệu toàn cầu sẽ không thể giữ mãi định hướng và hình ảnh xưa cũ trong nhận thức của khách hàng. Một thương hiệu chuyển đổi từ tầm nhìn chỉ phục vụ một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định, sang nhóm khách hàng rộng lớn và mang tính đại chúng cũng không thể giữ mình của ngày xưa để tự làm cho năng lực cạnh tranh bị giảm sút.
Đôi khi tái xây dựng là để hồi sinh một thương hiệu
Nhìn vào các thương hiệu lớn trên toàn cầu hiện nay, những tên tuổi lớn luôn dẫn đầu ở trong thị trường và phân khúc của mình, ít ai tin rằng bản thân các thương hiệu này cũng từng nhiều lúc đứng bên bờ vực thẳm. Năm 1997 sau khi CEO tiền nhiệm rời ghế nóng, huyền thoại Steve Jobs chính thức quay trở lại Apple kể từ lần “bị đá ra khỏi công ty” trước đó 12 năm. Lần này nhiệm vụ của ông có lẽ còn khó khăn hơn trước bội phần, đó là vực dậy Táo Khuyết từ đống tro tàn trước sự thống lĩnh của IBM cùng với Microsoft.
Lần trở lại này Steve Jobs quyết tâm thay đổi định hướng của toàn bộ lãnh đạo, nhân sự cùng với đội ngũ thương hiệu. Bằng thông điệp xuyên suốt Think Different, ông cùng các cộng sự của mình đã chính thức tái xây dựng thương hiệu Apple. Cởi bỏ hình hài và ấn tượng cũ kĩ của một công ty máy tính, để trở thành công ty công nghệ mà chỉ sau đó ít năm thôi, chẳng ai ngờ nó sẽ xây chắc những nấc thang đầu tiên trên chặng đường trở thành công ty công nghệ số một thế giới.
Tại Aviral Digital Agency, chúng tôi cung cấp dịch vụ marketing trọn gói với phương châm tư vấn tận tâm và triển khai chất lượng. Đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên và chuyên gia được đào tạo chuyên sâu. Từ đó thiết kế riêng cho doanh nghiệp kế hoạch triển khai phù hợp và tối ưu, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hoạt động không mang lại lợi ích thiết thực.
Tham khảo dịch vụ Quản Trị Social Tổng Thể tại: https://www.aviralagency.com/quantri-social-tongthe/
☎️Contact: 0922.235.559
🛑Website: www.aviralagency.com
🧰Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/aviral.agency
✉️Email: info@aviralagency.com
Aviral Agency
Nguồn: brandsvietnam